Bỏng lạnh là một trường hợp đặc biệt của bỏng, tuy không quá hiếm gặp nhưng lại rất ít người biết đến. Bỏng lạnh cũng giống như các loại bỏng khác tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm như gây phù nề dẫn đến tổn thương tế bào, vết thương bị hoại tử đặc biệt là trong môi trường bỏng lạnh quá lâu mà không được sơ cứu chữa trị người bệnh có thể dẫn đến co giật, thân nhiệt hạ thấp dẫn đến rối loạn ý thức thậm chí là tử vong.
1. Các cấp độ của bỏng lạnhCũng như các loại bỏng khác, bỏng lạnh được chia làm nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng:
Cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất, người bị bỏng vùng tổn thương sẽ có triệu chứng ngứa và đau, vùng da bị tổn thương có thể chuyển màu đỏ hoặc vàng và mất cảm giác tạm thời. Đây là cấp độ nhẹ nhất nên gần như không có nguy hiểm có người bỏng và mức độ phục hồi rất nhanh ngay sau sơ cứu.
Cấp độ 2: Ở cấp độ này vùng do tổn thương sẽ bị đông cứng lại, chỉ bị tổn thương các lớp da ngoài chưa ảnh hưởng đến các mô sâu vì vậy vẫn còn mềm. Ở mức độ này vùng da bỏng lạnh có thể xuất hiện các bọng nước, màu da trở thành màu đen và cứng, mức tổn thương này có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương.
Cấp độ 3,4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất và dễ dẫn đến
tình trạng hoại tử. Tổn thương ở các cấp độ này là tổn thương toàn bộ, các mô sâu, cơ, máu, gân, các tế bảo thần kinh đều bị đông cứng hoặc chết. Màu da vùng tổn thương này chuyển dần sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử. Đối với cấp độ này thông thường sẽ phải tháo cụt các chi hay cắt bỏ phần vùng bị hoại tử.
2. Xử trí khi bị bỏng lạnh
Khi bị bỏng lạnh, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu dưới đây:
- Ngay khi phát hiện có người bị bỏng lạnh cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến nơi ấm áp để loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm hoặc làm ấm bệnh nhân.
- Nếu quần áo của bệnh nhân bị ướt, ngay lập tức hãy cởi bỏ chúng ra vì nếu để bệnh nhân sẽ tiếp tục bị nhiễm lạnh, nhiệt độ cơ thể chắc chắn không thể tăng lên.
- Để bệnh nhân bất động hoặc băng kín nhằm ngăn chặn tổn thương thêm do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô.
- Ngâm các tổn thương trong nước ấm 40 - 42 độ C. Cần lưu ý, không được cho bệnh nhân tiếp xúc với lửa hay lò sưởi, vì có thể dẫn tới tổn thương nặng nề hơn. Trong thời gian đó, nhanh chóng di chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị.
3. Phòng tránh bỏng lạnh
Để phòng tránh bỏng lạnh, chúng ta cần mang bảo hộ lao động đầy đủ để giảm tổn thương. Đối với công nhân làm việc trong môi trường lạnh, bảo hộ lao động sẽ giảm tối thiểu tổn thương tế bào.
Luôn chú ý giữ ấm bàn tay, bàn chân dù là mùa nào trong năm bởi đây là phần cơ thể tiếp xúc nhiều nhất. Các bậc cha, mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ vì trẻ em là đối tượng dễ tổn thương trước tác động của môi trường và hậu quả để lại thường rất nặng nề.
Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh nhiệt độ thấp cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng và lượng nước cần thiết cho cơ thể hoạt động trong môi trường lạnh.