Ảnh minh họaKhi bị mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân không nhất thiết phải kiêng tắm gội. Tuy nhiên, nếu như hạ tiểu cầu nhiều, bạn cần tránh kỳ cọ mạnh trong khi tắm bởi sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.
Cần lưu ý rằng, trong thời gian từ cuối ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 của bệnh, triệu chứng sốt có thể sẽ giảm rõ rệt. Nhưng không vì vậy mà bệnh tình giảm nhẹ đi. Một số biến chứng khác như tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu... sẽ xuất hiện và gây ra xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau.
Chính vì thế, trong thời gian này, người bệnh nên hạn chế việc tắm gội bởi sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Tốt nhất là bạn nên dùng khăn ấm lau người. Trong trường hợp bất khả kháng cần phải tắm, bạn nên tắm bằng nước ấm, ở nơi kín gió. Phải nhớ rằng, không được dùng nước lạnh để tắm gội vì sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
Như vậy, tùy theo từng trường hợp và giai đoạn bệnh cụ thể mà người mắc sốt xuất huyết có được tắm không. Nhìn chung, tắm gội trong thời gian bệnh sẽ không là vấn đề nếu bạn làm theo đúng như hướng dẫn từ bác sĩ và không cần phải kiêng tuyệt đối việc tắm gội.
Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
- Thường xuyên đo thân nhiệt để phòng khi sốt cao hoặc có bất thường về thân nhiệt.
- Nên dùng khăn ấm lau mát cơ thể. Nếu sốt cao, đắp khăn ở vùng nách và bẹn để hạ thân nhiệt.
- Mặc quần áo thoáng mát và mỏng, tốt nhất là được may từ vải cotton.
- Tránh dùng các loại thuốc như Aspirin hay Ibuprofen để hạ sốt vì những hoạt chất trong các loại thuốc này có khả năng gây xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên dùng Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên uống nhiều nước. Có thể uống nước Oresol để bù điện giải cho cơ thể.
- Chỉ trong trường hợp bệnh nhân sốt trên 38.5 độ C mới nên dùng thuốc hạ sốt. Mỗi lần uống thuốc cần cách nhau ít nhất 4 đến 6 tiếng./.