Trước khi đánh giá họ đang làm sai hay đúng, nên chăng nhìn vào cả mặt chủ quan - mong muốn của bản thân họ, và mặt khách quan - những tác động từ bên ngoài?
Đi ngược dòng người đông có phải là lạc lối?Trước đây, quyết định chọn nghề của người trẻ thường dựa trên 2 cơ sở: Bản thân thích, hoặc bố mẹ thích. Nếu may mắn được chọn theo cách một, chưa chắc sau 4 năm ngồi trên ghế đại học, bạn còn giữ được nhiệt với nghề mình đã học. Nếu bất đắc dĩ phải chọn cách hai, có thể giờ bạn đang làm một công việc ổn định. Thế nhưng, để hỏi có hạnh phúc với việc mình làm hàng ngày không, liệu bạn dám tự tin nói “Có”?
Vậy thì việc người trẻ ngày nay chọn làm những công việc không giống ai liệu có phải là lạc lối? Hay đó chính là phá bỏ rào cản định kiến đám đông, phá bỏ tâm lý sợ thất bại để làm điều không thể?
Theo một báo cáo của
Diễn đàn kinh tế thế giới, hơn 64% sinh viên tốt nghiệp sẽ làm những công việc mới hoàn toàn. Cơ hội công việc dành cho người trẻ ngày nay khác rất nhiều so với thế hệ cha anh. Chúng ta đang được thấy vô vàn ngành nghề chưa từng có tên trong lịch sử như YouTuber, vlogger, fashionista, hoặc games streamer...
|
Làm những công việc khác với đám đông liệu có phải là lạc lối? |
Bà Võ Thị Bích Thủy, Trưởng phòng dịch vụ tuyển dụng và tư vấn nhân sự Manpower Group Vietnam, trích dẫn thống kê của một tập đoàn Mỹ chuyên về tư vấn và tuyển dụng nhân sự: 80% người trẻ gen Z không muốn làm full-time cho một doanh nghiệp cố định.
“Họ muốn làm tự do, miễn đáp ứng được 3 yếu tố gồm thỏa mãn đam mê, có thu nhập tốt nhất có thể, và cân bằng được giữa cuộc sống, gia đình, sức khỏe...”, bà Thủy đánh giá.
Những nguyện vọng đầy bản năng nhưng cũng rất chính đáng này đã tạo nên một thế hệ người trẻ không đi theo bất kỳ lối mòn nghề nghiệp nào. Họ có thể bị coi là “hỏng” với cha mẹ khi chăm chú cày game online. Họ nói với nhau bằng ngôn ngữ lập trình về một ứng dụng tự xây dựng. Đi đến nơi đâu xinh đẹp, thấy được điều gì hay ho, họ lại livestream chia sẻ lên mạng xã hội…
Những việc kỳ quặc ấy đến hôm nay đã trở thành nghề hot, đưa nhiều người trẻ vốn tưởng bình thường trở thành nhà vô địch eSport, hay vlogger có hàng triệu lượt theo dõi.
|
Những điều tưởng chừng kỳ quặc thì giờ đây lại là nghề hot. |
Vlogger, streamer... và sẽ còn những nghề gì nữa?Sở dĩ nhiều bạn trẻ dám theo đuổi đam mê, bước đi trên con đường nghề nghiệp riêng là nhờ khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng, sức sáng tạo mạnh mẽ và được đào tạo tốt. Họ không chỉ bắt kịp xu hướng mà còn chính là người tạo ra xu hướng đó. Để làm được điều này, họ tận dụng sức mạnh công nghệ.
“Tất cả bắt đầu bằng một kết nối Internet và chiếc điện thoại nhỏ xinh trong tay. Chưa bao giờ một sự nghiệp có thể bắt đầu như vậy”, vlogger Giang Ơi chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp. Giờ đây, khi đang sở hữu kênh YouTube 1,1 triệu lượt đăng ký, cô vẫn chăm chỉ học cách sử dụng công nghệ để đưa thông điệp mong muốn tới khán giả đích.
Người thuộc thế hệ Millenials như Giang Ơi đã chứng kiến rất nhiều thay đổi của xã hội, đặc biệt là sự bùng nổ Internet. Tới gen Z, những trái ngọt công nghệ càng được mùa hơn. Đắm mình 24/7 trên Internet, Millenials hay gen Z thấy được mặt tích cực của công nghệ. “Họ tận dụng công nghệ để tạo ra những nghề nghiệp mới phù hợp với thời đại mới. Họ nắm bắt công nghệ để thay đổi cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội”, bà Trần Thị Ngọc Trân - CEO Propath, Giám đốc cấp quốc gia của Girl Rising - nhận định.
|
Nhìn thành quả 1,1 triệu subcribes, không ai nói Giang đã chọn sai nghề. |
Nhìn nhận công nghệ là nhân tố tác động trực tiếp đến sự chuyển dịch ngành nghề thời đại 4.0, bà Trân cho rằng khi công nghệ bùng nổ như hiện nay, khái niệm “trái ngành trái nghề” đã trở nên lạc hậu. Các bạn trẻ có thể học một ngành để nắm kiến thức căn bản, đồng thời làm nhiều việc khác để xác định nghề nào phù hợp với mình, nghề nào đáp ứng nhu cầu thị trường, nghề nào khiến mình vui.
“Với sự phát triển của công nghệ như bây giờ, việc học và làm không còn biên giới. Cái gì cũng có thể trở thành một nghề nếu nó có ích cho xã hội”.
Thế nên khi hỏi các bạn trẻ “Em làm nghề gì?”, đừng ngạc nhiên khi nhận được câu trả lời “Em ở nhà viết review phim”, “Em chơi game”, hay “Em có channel riêng”... Tận dụng công nghệ và Internet, người trẻ đã dấn thân vào một hành trình nhiều gian nan nhưng cũng không kém phần thú vị và mới mẻ. Họ đón nhận thách thức, làm điều không thể và tái định nghĩa những gì tưởng đã thành khuôn mẫu. Samsung gọi họ là Thế hệ là điều không thể - những người có khí chất tương đồng với triết lý mà hãng theo đuổi nhiều năm qua.
|
Công nghệ giúp người trẻ vẽ nên một thế giới hoàn toàn mới. |
Bằng tinh thần “làm điều không thể”, Samsung không ngừng khai phá những chuẩn mực mới, phát triển những sản phẩm công nghệ đột phá để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dùng toàn cầu. Với giá trị cốt lõi đó, Samsung tin rằng trong mỗi người trẻ đều có khí chất của một Thế hệ làm điều không thể - dám làm vì cảm hứng thôi thúc, để đam mê vượt lên trở ngại. Đó cũng chính là lý do gã khổng lồ công nghệ này quyết định đồng hành cùng người trẻ tạo nên một “thế hệ làm điều không thể”.
Không có giới hạn nào cho sự sáng tạo. Sự tiến bộ của công nghệ và nở rộ của mạng xã hội đang tiếp sức để người trẻ khám phá nhiều lĩnh vực hơn. Đâu ai biết trong tương lai, chúng ta sẽ được chứng kiến sự ra đời của những nghề không tưởng nào, nhờ sự chắp cánh của công nghệ?