Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ


Du khách và người dân có thể hình dung về sự biến đổi của Sài Gòn - TP HCM qua những bản đồ có từ năm 1816 đến nay.

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

Từ ngày 8 đến 15/11, tại Bảo tàng lịch sử TP HCM diễn ra triển lãm "Từ Sài Gòn đến TP HCM: Bản đồ và hình ảnh". Sự kiện giới thiệu đến công chúng 30 bản đồ về sự phát triển của vùng đất Sài Gòn từ thế kỷ 19 đến nay.

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

Tấm bản đồ về Sài Gòn xưa nhất trong triển lãm do chưởng cơ Trần Văn Học vẽ theo mệnh lệnh vua Gia Long năm 1816.

Bản đồ cho thấy không gian đô thị có hai hạt nhân quan trọng là vùng quận 1 hiện nay và vùng Chợ Lớn. Hai vùng được nối với nhau bằng con rạch Bến Nghé huyết mạch, là con đường lúa gạo từ các tỉnh miền Tây đến cảng Sài Gòn. Ở vị trí trung tâm là thành Bát Quái do Nguyễn Ánh xây dựng.

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ
Bản đồ các công thự và thành cổ của Sài Gòn sau tháng 3/1859, thời điểm quân Pháp chiếm được và phá hủy thành để tránh quân triều Nguyễn tấn công đánh chiếm lại.

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

Sau khi chiếm được Sài Gòn, năm 1861, Đô đốc Charner ra nghị định lập quy hoạch thành phố cho 500.000 dân. Tháng 10/1865, quy hoạch bắt đầu được thực hiện.

Bản đồ năm 1862, thể hiện ranh giới Sài Gòn lúc này, bao gồm chủ yếu nơi đã có đông dân cư với diện tích không quá 3 km (phần lớn quận 1 ngày nay). Một nghị định khác lập thành phố Chợ Lớn (nằm chủ yếu ở quận 5 ngày nay).

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

Thành phố Sài Gòn năm 1870, các chú thích trong ảnh được viết bằng tiếng Pháp.

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

Bản đồ năm 1878, thể hiện chủ yếu phần đô thị ven đoạn giao giữa sông Sài Gòn và kênh Bến Nghé. Các trục đường quan trọng đã hình thành như Norodom (Lê Duẩn), Boulevard Bonard (Lê Lợi), Boulevard de la Somme (Hàm Nghi), Boulevard Charner (Nguyễn Huệ)... Đặc biệt dọc theo các đại lộ đều có chấm quy hoạch được trồng cây.

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

Bản đồ khắc nổi thể hiện Sài Gòn năm 1881 với các công trình, dinh thự, nhà thờ, công viên, cảng, đường sá... Lúc này, nhà thờ Đức Bà đã hoàn thành, ở ngay vị trí trung tâm thành phố.

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

Bản đồ Sài Gòn và các vùng phụ cận năm 1895. Đường màu đen thể hiện đường sắt thời kỳ mới xây dựng.

Từ bản đồ có thể thấy nhà ga Sài Gòn nằm gần chợ Bến Thành. Từ nhà ga tỏa ra hai tuyến, một đường sắt dọc theo đường Hàm Nghi ra các trạm gần bờ sông Sài Gòn. Một đường sắt chạy dọc theo đường Hùng Vương, Hồng Bàng qua khu Phú Lâm, An Lạc để đi Mỹ Tho.

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

5 mảnh của bản đồ Sài Gòn thể hiện thành phố và các cùng phụ cận năm 1900.
Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

Bản đồ Sài Gòn 1923, trình bày không gian đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn cung cấp thông tin về địa hình, hệ thống sông rạch, đường sá, ranh giới hành chính, địa danh...

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

Bản đồ năm 1958 được in làm hai mảnh. Thời kỳ này, thành phố có tên gọi Đô Thành Sài Gòn. Hệ thống tên đường đã được đổi sang tiếng Việt để chứng tỏ sự độc lập sau khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam.

Bản đồ thể hiện chủ yếu Sài Gòn về phía bắc đến Phú Nhuận và kênh Nhiêu Lộc, phía nam nơi tiếp giáp của kênh đôi, phía đông đến Thủ Thiêm, phía tây đến An Lạc. Bản đồ chú trọng đến hệ thống giao thông, sông ngòi, các địa danh, trụ sở hành chính...

Sài Gòn từ thế kỷ 19 qua bản đồ

Bản đồ Sài Gòn - TP HCM hiện nay.

Sau năm 1975, Sài Gòn được đổi tên thành TP HCM, địa giới được mở rộng về vùng biển Cần Giờ và khu vực giáp ranh Tây Ninh. Hiện, toàn thành phố có 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích hơn 2.000 km².

Quỳnh Trần