'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực


Nằm dưới chân dãy Himalaya, giáp ranh với tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, hồ Lugu đẹp như tranh vẽ là nơi ở của người Mosuo, bộ tộc duy nhất tại Trung Quốc còn theo chế độ mẫu hệ. Ảnh: KimRs/Shutterstock.

'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực

Dân tộc Mosou có khoảng 40.000 người song không được công nhận là một trong 55 nhóm dân tộc thiểu số chính thức tại Trung Quốc. Sống ở độ cao 2.700 m so với mực nước biển, cách thành phố gần nhất là 6 giờ lái xe, người Mosuo vẫn bảo tồn các phong tục không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Ảnh: Choo Waihong/Guardian.

'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực

Niềm tin vào thuyết vật linh của người Mosuo thể hiện qua lòng tôn kính loài chó. Theo truyền thuyết của bộ tộc này, chó có tuổi thọ 60 năm trong khi con người chỉ sống được 13 năm. Loài động vật này đã trao đổi tuổi thọ cho con người để lấy sự tôn trọng. Trên ảnh là một ngôi đền trên đảo Heiwawu. Ảnh: Josh Wand.

'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực

Người Mosuo tin vào thánh mẫu. Hệ thống tôn giáo cổ xưa này giao thoa với Phật giáo Tây Tạng hiện đại, nên nhiều gia đình có đàn ông, con trai đi tu. Ảnh: Welt der Frauen.
'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực

Phụ nữ Mosou bình đẳng, thậm chí còn có quyền thế hơn đàn ông trong bộ tộc. Ảnh: Kelly Dawson.

'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực

Của cải và tài sản thừa kế mang lại cho phụ nữ Mosuo rất nhiều quyền lực và tự do. Họ làm các công việc như gieo trồng hoa màu và nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Ảnh: Choo Waihong/Guardian.

'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực

Thông thường, cánh mày râu phải đi xa để làm ăn, dựng nhà cửa, đánh cá... Dù phụ nữ là chủ gia đình và đưa ra quyết định trong nhà, thực tế đàn ông Mosuo vẫn nắm quyền lực chính trị trong xã hội rộng lớn hơn. Ảnh: BBC.

'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực

Một trong những truyền thống văn hóa của họ là zouhun, một truyền thống cho phép trai gái tự do tìm hiểu và có những cuộc tình một đêm. Sau lễ kỷ niệm tuổi trưởng thành, các cô gái có thể mời đàn ông đến “phòng hoa” của mình. Mũ của người được mời sẽ treo trên tay nắm cửa, để thông báo những người đàn ông khác không được vào. Ban ngày, họ sẽ trở về nhà riêng. Ảnh: Karolin Kluppe.

'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực

Người Mosuo không cần kết hôn, những đứa con sẽ mang họ mẹ và sống cùng gia đình nhà ngoại. Đàn ông trong gia đình không cần chịu trách nhiệm với con cái của họ mà chăm sóc những đứa trẻ của chị, em gái. Ảnh: Christopher Cherry.

'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực

Những người không có con hoặc chỉ có con trai sẽ nhận nuôi những bé gái, chủ yếu là cháu của họ, để có người thừa kế. Ảnh: Luo Yang.

'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực

Phụ nữ ở độ tuổi 30 – 40 bắt đầu kết hôn, chung sống và cùng nhau chăm sóc những đứa trẻ. Một số nam giới trong cộng đồng thì kết hôn với phụ nữ ở vùng khác và rời đi. Ảnh: Fabio Nodari/Shuttersock.

'Tây Lương nữ quốc" ngoài đời thực
Truyền thống văn hóa của người Mosuo dần thay đổi, kể từ khi khách du lịch đến đây vào những năm 1990 và mang theo những sân bay, đường nhựa. Các hộ gia đình xây dựng nhà nghỉ cho du khách đã trở nên giàu có. Chế độ mẫu hệ còn tồn tại của họ khiến nhiều du khách liên tưởng tới "Tây Lương nữ nhi quốc" trong Tây Du Ký. Ảnh: Becauz Gao/Shutterstock.

Hồ Lugu cách trung tâm thành phố Lệ Giang khoảng 300 km và phương tiện di chuyển chính là xe buýt và xe khách. Nơi thuận tiện nhất để bắt xe buýt là cổng Nam và cổng Bắc ở trấn cổ Lệ Giang.

Ngoài ra, du khách có thể đi xe lửa từ ga hành khách Lệ Giang. Ở đây có 2 chuyến tàu khởi hành lúc 9 và 10 giờ mỗi sáng. Giá vé tàu là 74 nhân dân tệ (khoảng 250.000 đồng).

Lan Hương (Theo BBC, Guardian)